Ở các cộng đồng người dân tại châu Phi, một cầu treo nối liền các khu vực đồi núi hiểm trở có thể tạo nên khác biệt lớn. Với sự hỗ trợ của AutoCAD, tổ chức Bridges to Prosperity đã thiết kế cầu treo với chi phí thấp nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về độ bền, giúp người dân ngày càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế. Điều này cũng mang lại ít nhất gấp 6 lần giá trị chi phí xây dựng cầu thông qua hiệu quả của việc thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hình ảnh người dân sử dụng cầu treo ở Rwanda
Ở Rwanda, mỗi bảy người dân sẽ có một người phải đối mặt với những trở ngại về di chuyển, cản trở họ tiếp cận với thị trường lao động, trường học và các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện của câu treo có thể thay đổi hoàn toàn bức tranh này. Nhờ câu treo, con đường đến trường học trở nên thuận tiện hơn cho trẻ em, công tác vận chuyển thực phẩm và hàng hóa đến các khu vực khác cũng dễ dàng hơn và quan trọng nhất là việc tiếp cận các dịch vụ y tế không còn là điều xa xỉ đối với những người dân ở vùng nông thôn này nữa.
Hình ảnh cầu treo nối các khu vực đồi núi hiểm trở
Một ví dụ điển hình về cầu treo có thể thúc đẩy sự phát triển của một vùng nông thôn đó chính là câu treo Marenge gần thủ đô Kigali, Rwanda. Cầu này giúp kết nối cộng đồng có hơn 3.000 cư dân. Trước khi "Bridges to Prosperity" xây dựng câu treo Marenge, những người dân ở đây phải tìm đường vòng để qua được bờ bên kia. Điều này vô hình làm tăng thời gian di chuyển và tạo ra những khó khăn nhất định khi đi lại trong khu vực đồi núi. Sau khi cầu treo mới được lắp đặt, khoảng cách và thời gian đến các khu vực khác và trường học đã giảm ít nhất 50%.
Sử dụng cầu treo giúp giảm ít nhất 50% thời gian di chuyển trước đây
Từ năm 2020, tổ chức “Bridges to Prosperity” đã gia nhập Autodesk Foundation và đã tận dụng sự hỗ trợ toàn diện từ các phần mềm Autodesk, đội ngũ đào tạo kỹ thuật và tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ phát triển những vùng khó khăn. “Bridges to Prosperity” đã phát triển ba kiểu cầu khác nhau, phù hợp với từng địa hình cụ thể. Điều đáng chú ý là hơn 500 cây cầu đã được xây dựng đều được thiết kế hoàn toàn trên phần mềm AutoCAD. Mỗi dự án cầu trung bình có chi phí khoảng 100.000 đô la, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, sự đóng góp của cộng đồng. Etienne Mutebutsi, một quản lý tại “Bridges to Prosperity”, nhấn mạnh rằng: "AutoCAD là công cụ quan trọng giúp chúng tôi tạo ra bản vẽ chính xác. Chúng tôi có thể chia sẻ và làm việc trực tiếp trên bản vẽ, giúp quá trình thiết kế trở nên mượt mà và hiệu quả hơn."
Etienne Mutebutsi và cầu treo được thiết kế trên AutoCAD
Sự kết hợp giữa công nghệ và hỗ trợ từ cộng đồng đã mang lại sự thay đổi đáng kể cho cuộc sống của người dân ở Rwanda. Nhờ vào phần mềm AutoCAD, tổ chức Bridges to Prosperity đã thiết kế và xây dựng hơn 500 cây cầu treo, giúp nối liền các khu vực đồi núi hiểm trở và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Các cầu treo không chỉ giảm thiểu thời gian và khoảng cách di chuyển, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. AutoCAD, với khả năng thiết kế chính xác và linh hoạt, đã trở thành một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tại Rwanda.
Đạt Phi
Nguồn: Autodesk
Phần mềm AutoCAD LT® 2D hỗ trợ bạn vẽ các bản thảo 2D một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Với chi phí cực kỳ linh hoạt và tiết kiệm.
AutoCAD là phần mềm thiết kế 2D và 3D chuyên nghiệp và ổn định bậc nhất thế giới. Hiện đã được trang bị thêm các bộ công cụ hỗ trợ cho các lĩnh vực chuyên dụng.