Chúng tôi sẽ cố gắng đề cập các thông tin một cách công bằng nhất trong việc so sánh ưu và khuyết điểm ở cả 2 phần mềm Solidworks và Inventor. Đây đều là 2 phần mềm CAD 3D rất mạnh mẽ và thông dụng nhất hiện nay trên thế giới và ở cả thị trường Việt Nam. Các thông tin được nêu trong bài viết sẽ ở mức độ chính xác nhất có thể, nếu người đọc phát hiện bất kỳ sai sót hoặc những thông tin không hợp lý nào thì vui lòng gửi góp ý về email info@onecadvn.com, chúng tôi rất vui khi nhận được góp ý từ người đọc.

Các phiên bản được cung cấp

Autodesk Inventor gồm phiên bản rút gọn Inventor LT, Inventor Professional, và tích hợp trong bộ Product Design & Manufacturing Collection
Dassault Systèmes Solidworks có 3 phiên bản gồm Solidworks, Solidworks Professional, Solidworks Premium.

Một số so sánh cơ bản

Inventor VS SolidWorks

Ở đây ta sẽ so sánh 2 phiên bản Inventor Professional 2017 với Solidworks 2016, Solidworks Professional 2016 và Solidworks Premium 2016.
Trên quan điểm so sánh công bằng và bỏ qua một số chi tiết khác biệt nhỏ thì hầu hết các chức năng của Autodesk Inventor Professional sẽ gần như tương đương với Solidworks Premium.

Giao diện tương tác Inventor và Solidworks

Inventor LT chỉ hỗ trợ tạo mô hình 3D để phục vụ cho mục đích tạo lại các bản vẽ 2D, không hỗ trợ định dạng file lắp ghép (assembly) và các công cụ phân tích. Tuy nhiên trong bạn vẫn có thể vẽ nhiều chi tiết trong cùng một file (môi trường vẽ Part), bới thế bạn sẽ không xuất BOM (bill of materials) tự động được.
Còn với Solidworks hay còn gọi là Solidworks standard (tiêu chuẩn) có thể tạo các chi tiết 3D, lắp ghép, vẽ bản vẽ 2D, xuất BOM, rất mạnh mẽ khi so với Inventor LT.
Solidworks Professional thì hỗ trợ thêm công cụ render hình ảnh thực tế, thư viện nội dung, tiện ích so sánh giữa các tập tin, quản lý dữ liệu cao cấp và thêm một số tính năng khác. Trong khi Solidworks Professional cung cấp việc dựng hình 3D và bản vẽ 2D thì nó sẽ thiếu một số tính năng cao cấp chỉ có trong Autodesk Inventor Professional và Solidworks Premium mà ta sẽ có những phân tích cụ thể trong bài viết.

Do Inventor LT chỉ hỗ trợ dựng mô hình 3D trong môi trường Part, tương đối giống AutoCAD 3D nên sẽ yếu thế hơn khá nhiều so với các phần mềm khác được đề cập trong bài viết này (do giá của Inventor LT cũng khá thấp, tầm 300$/năm). Do đó trong các nội dung tiếp theo ta sẽ không đề cập đến phiên bản này.

Thiết kế mô hình 3D

Khi nói đến phương diện thiết kế mô hình 3D thì cả 2 phần mềm đều cung cấp những công cụ tương tự, có những điểm bên này hơn và những điểm bên kia hơn, giao diện người dùng thì phụ thuộc vào sở thích và thói quen của mỗi người.

Thiết kế 3D Inventor
Professional
Solidworks
Standard
Solidworks
Professional
Solidworks
Premium
Part Modeling
Assembly Modeling
Parametric Modeling
Direct Editing
Hybird Modeling Không Không Không
B-Rep Surfacing
T-Splines / N.U.R.B.S Không Không Không
Mesh Modeling Không Không Không
Flatten Surface Không Không Không
Rules based automation
Parts Library Không
Bolted connections Không
Design accelerators Không Không Không
Configurations
Sheet metal
Weldments
Plastics
ECAD Collaboration Không
Electrical Harmessing Không Không
Sync 3D harmess / 2D schematic Không Không Không
Tube & Pipe Routing Không Không
Large Design Review / Express Mode
Editing in Large Design Review
/Express Mode
Không Không Không
Solidworks phiên bản tiêu chuẩn (Standard) sẽ cung cấp các công cụ tạo mô hình, lắp ghép nhưng sẽ có một số hạn chế như sau:
  1. Không có công cụ quản lý thư viện: Solidworks Pro/Premium và Inventor Professional được cung cấp kèm theo một thư viện các chi tiết tiêu chuẩn như bu lông, ốc, các loại thép... và có thể tùy biến lại với một giao diện người dùng đơn giản để dễ tìm kiếm và áp dụng vào mô hình 3D của bạn. Với Solidworks standard, bạn phải tự download thủ công từng ốc, bu lông... và lưu trữ trong các folder thông thường.
  2. Không có công cụ liên kết bu lông (Bolted Connections) và chốt thông minh (smart fasteners): Solidworks standard có công cụ tạo lỗ tự động nhưng bạn không thể chọn nhiều lỗ cùng 1 lúc và tạo nhanh bu lông, lông dền... tương thích với lỗ cách bạn sẽ làm với Inventor Professional và Solidworks Pro/Premium.
  3. Không có công cụ tối ưu thiết kế / tính toán: trong Inventor Professional và Solidworks Pro/Premium bạn có các công cụ thiết kế và tính toán để tối ưu thiết kế các chi tiết như vòng bi, cam, bánh răng.
Dựng mô hình 3D

Nếu so sánh Inventor Professional và Solidworks Professional/Premium thì cả 2 bộ phần mềm đều mang lại những công cụ cần thiết trong việc dựng mô hình 3D chuyên nghiệp. bạn sẽ tìm thấy một số thứ tốt hơn ở phần mềm này hoặc phần mềm kia nếu bạn soi xét từng chi tiết nhỏ, nhưng về cơ bản là chúng gần như tương đương nhau.

Một số ưu điểm của Autodesk Inventor Professional:
  1. Hybird Modeling: cả 2 hệ thống đều dựng mô hình dựa trên kích thước (parametric modelers) và có thể chỉnh sửa kích thước trực tiếp trên mô hình, tuy nhiên Inventor Professional sẽ có thêm chức năng chỉnh sửa tham số kích thước dẫn hướng, bạn sẽ vẫn có thể chỉnh sửa kích thước của mô hình mà vẫn giữ lại liên kết mô hình hóa nếu cần thiết.
  2. T-Splines Modeling: Inventor Professional cung cấp công cụ "free form" duy trì sự liên tục của G2 và phù hợp để canh chỉnh các spline, áp dụng tham số, chuyển đổi từ dạng solids hoặc mặt phẳng B-rep sang T-Splines để có dạng môi trường mô hình hybird solid, mặt phẳng t-spline, mặt phẳng b-rep.
  3. Rules based Automation: Inventor Professional hỗ trợ đầy đủ các công cụ thiết kế tự động dựa trên nền tảng lập trình Visual Basic đơn giản giúp bạn có thể tự động hóa công việc vẽ mô hình 3D, 2D, học ghi file Excel và các cơ sở dữ liệu khac. Solidworks thì đã cắt giảm bớt và được hỗ trợ bởi phần mềm bên thứ ba là Driveworks Xpress hỗ trợ tương đối các công cụ đo tự động, đặt tên file...
  4. Thiết kế sơ đồ điện: Inventor Professional và Solidworks Premium đều hỗ trợ thiết kế sơ đồ điện 3D. Và Inventor sẽ hỗ trợ đồng bộ với các phần mềm thiết kế điện 2D như AutoCAD Electrical một cách tự động.
  5. Tương thích hoàn toàn với các phần mềm khác của Autodesk như AutoCAD, Nastran, HSM... giúp người dùng hạn chế tối đa việc thất thoát dữ liệu của quá trình import/export.
Một số lợi thế của Solidworks
  1. Solidworks hỗ trợ vẽ Flatten surface, Inventor thì không. Chức năng này khá quan trọng với những cá nhân thường xuyên làm việc với các bề mặt surface dạng tấm. Solidworks làm việc khá tốt và cung cấp các công cụ rất chuyên nghiệp ở phần này.
  2. Có một số đánh giá thì giao diện sử dụng của Solidworks thân thiện hơn Inventor, về vấn đề này cũng có thể tùy vào thói quen người dùng.
  3. Công cụ vẽ sketch của Solidworks cũng cung cấp một số lệnh tối ưu hơn Inventor để hỗ trợ người dùng.
  4. Với lợi thế là phần mềm ra trước, Solidworks sở hữu cộng đồng người dùng tương đối nhiều, các khóa đào tạo và doanh nghiệp sử dụng cũng nhiều. Ở mặt này thì Inventor cũng đang dần trở nên phổ biến hơn.

Hầu như các chức năng thiếu ở 2 phần mềm đều có thể bổ sung bằng add-on cộng thêm tuy nhiên có thể bạn sẽ phải tốn thêm phí hoặc gặp vấn đề trong việc tương thích.
Về phần dựng 3D thì cả 2 đều có những thế mạnh riêng, cũng tương đối tương đồng, nhưng nếu bạn cần dùng Flatten surface thì Solidworks có ưu thế hơn.

Mô phỏng

Ở hạn mục này thì ta sẽ thấy những phần tương đồng và những phần khác nhau tương đối rõ ràng hơn. Khi phân tích mô hình, cả 2 đều làm DFM như interference/collision detection, draft analysis, wall thickness... Solidworks Professional và Premium cung cấp công cụ kiểm tra dạng đối xứng có thể phân tích hình học và kiểm tra so sánh 2 mô hình, khá là hữu ích và tiết kiệm thời gian so với Inventor.

Khi nói đến công đoạn mô phỏng, Solidworks cung cấp các công cụ mang tính trình diễn ở phiên bản Standard và Professional dựa trên FEA và CFD, chỉ có thể ứng dụng 1 phần trong việc mô phỏng FEA và bài toán dòng chảy khép kín. Trong Solidworks Premium bạn có thể xử lý được các bài toán mô phỏng FEA tuyến tính (linear) cở cấp độ Part và Assembly và mô phỏng động. Inventor Professional cũng hỗ trợ FEA và mô phỏng động cộng thêm chức năng Shape Generator để tối ưu hình dáng chi tiết và phân tích mô hình. Ngoài ra trong Inventer Professional cũng tích hợp chức năng phân tích dòng chảy trong khuôn nhựa, một phiên bản rút gọn của phần mềm Autodesk Modflow. Nhìn chung cả 2 phần mềm Inventor Professional và Solidworks Premium đều cung cấp những công cụ mô phỏng cơ bản, mang tính rút gọn từ các phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp. Nếu bạn cần những kết quả chính xác hơn, tính toán mô phỏng những bài toán phức tạp hơn thì cả 2 hãng đều cung cấp các phần mềm riêng hỗ trợ chuyên vào vấn đề mô phỏng.

Autodesk nastran in-cad

Hiện nay bộ phần mềm Autodesk Product Design & Manufacturing Collection hiện nay đã tích hợp thêm hoàn toàn miễn phí phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp Nastran-In-CAD trực tiếp vào môi trường làm việc của Inventor Professional. Hỗ trợ hầu như đầy đủ các bài toán mô phỏng vật rắn thông dụng như drop test, impact analysis, frequency response... với việc tích hợp vào cùng 1 môi trường làm việc bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để import/export dữ liệu, hạn chế thất thoát dữ liệu, lỗi tập tin trong quá trình này (mức giá của bộ sản phẩm chỉ cao hơn Inventor Professional khoảng 25%).

Xem phần 2: So sánh Solidworks và Inventor phần 2  - tìm hiểu phần render, animation, công cụ hỗ trợ trong công việc, hệ thống lưu trứ, giá và cách phân phối bản quyền, kết luận.
 
Ghi chú: OneCAD VN cố gắng đưa các phân tích được cân bằng nhất có thể. Mọi tư vấn góp ý vui lòng gửi vào email info@onecadvn.com, chúng tôi rất cám ơn mọi ý kiến đóng góp.
Gửi yêu cầu ngay hôm nay! 0919-019-964