Nội dung bài viết
Mở đầu
Trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật thì việc lựa chọn phương pháp thiết kế phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình phát triển sản phẩm. Đặc biệt khi làm việc trên Inventor, chúng ta thường gặp hai phương pháp thiết kế đặc trưng: "Bottom-up" và "Multisolid". Mỗi phương pháp đều có các góc nhìn và cách tiếp cận riêng biệt. Hãy cùng OneCAD Vietnam tìm hiểu sâu hơn về những ưu và nhược điểm của từng phương pháp trong bài viết này nhé!
Những phương án thiết kế trên Inventor
Bottom-up
Tổng quan
Khi ứng dụng Autodesk Inventor vào quy trình thiết kế kỹ thuật thì phương pháp Bottom-up được xem là cách tiếp cận truyền thống và đơn giản với người dùng nhất. Quy trình này bao gồm việc tạo các mô hình thành phần riêng lẻ, sau đó tổng hợp chúng lại trong một file lắp ráp tổng, các file chi tiết sẽ được liên kết với nhau thông qua các tính năng ràng buộc được cung cấp trong môi trường Assembly. Với Bottom-up, phương pháp này thường được ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế máy nói chung.
Hình ảnh mô tả cấu trúc thiết kế theo dạng Bottom-up
Ưu điểm
- Mỗi file part đều là độc lập và có cấu trúc riêng
- Khi thay đổi cấu trúc các file part sẽ không ảnh hưởng đến các chi tiết khác trong bộ lắp tổng
- Dễ dàng làm quen với người dùng mới
Nhược điểm
- Gặp vấn đề lớn khi trong thiết kế có nhiều thay đổi
- Tốn nhiều thời gian cho việc cập nhật thủ công từng chi tiết có liên quan đến thay đổi
- Đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin thiết kế để tránh gặp khó khăn ở giai đoạn lắp ráp
Sản phẩm thiết kế dạng Bottom-up
Mutilsolid
Tổng quan
Bên cạnh Bottom-up Inventor có thêm một phương pháp thiết kế khác đó là Mutilsolid. Thay vì tạo nhiều file part riêng biệt, Mutilsolid cho phép tạo ra một file Part Master, nơi mà các solid khác được tạo và tham chiếu. Sau thiết kế xong ở file Master bạn có thể sử dụng tính năng “Make Component” để chuyển đổi các solid trong file Master thành các file part riêng lẻ trong môi trường lắp ráp. Phương pháp thiết kế Mutilsolid sẽ phù hợp cho người dùng trong lĩnh vực thiết kế nội thất hoặc thiết kế các sản phẩm dạng tấm.
Hình ảnh mô tả cấu trúc thiết kế theo dạng Mutilsolid
Ưu điểm
- Với phần ưu điểm, khi bạn ứng dụng thiết kế Mutilsolid thì gần như bạn sẽ không cần thực hiện các ràng buộc giữa các chi tiết bữa bởi vì nó đã được quy định khi bạn xây dựng ở file Part Master.
- Dễ dàng thay đổi thiết kế vì chỉ cần chỉnh sửa ở file master thì các file part được xuất sang môi trường Assembly cũng cập nhật theo.
Nhược điểm
- Đòi hỏi người dùng cần có kinh nghiệm trong việc sử dụng Inventor
- Cần có kiến thức chuyên môn để hình dung mối tương quan giữa các chi tiết quá trình thiết kế file Master, cũng như tạo và quản lý tốt các tham số được sử dụng trong thiết kế.
Sản phẩm thiết kế dạng MutilSolid
Kết luận
Khi ứng dụng Autodesk Inventor vào quy trình thiết kế kỹ thuật thì 2 phương pháp phổ biến đó là Bottom-up và Multisolid, mỗi cái đều mang trong mình một bản sắc riêng biệt với những lợi ích và bất lợi khác nhau. Việc lựa chọn giữa hai phương pháp này không chỉ là một quyết định dựa trên yêu cầu đặc thù của từng dự án, mà còn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người thiết kế. Sự nhạy bén trong việc hiểu và áp dụng phù hợp từng phương pháp sẽ là chìa khóa để quy trình làm việc của bạn trở nên hiệu quả hơn.
Đạt Phi
Để nhận ngay thông báo khi có tin tức mới từ OneCAD Vietnam, bạn có thể đăng ký nhận bảng tin thông qua email.
Đăng ký nhận bảng tin
Xem thêm: inventor design