Nội dung bài viết
Giới thiệu
Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD) là một khái niệm không còn xa lạ với các kĩ sư cơ khí. Cho đến ngày nay lĩnh vực thiết kế đã được phân chia thành 2 trường phái rõ rệt đó là thiết kế từ trên xuống (Top Down) và thiết kế từ dưới lên (Bottom Up). Cả 2 phương pháp thiết kế này đều có những ưu điểm và khó khăn riêng trong quá trình thực hiện.
Hãy cùng One CAD Việt Nam tìm hiểu về 2 phương án thiết kế này với phần mềm Autodesk Fusion thông qua bài viết này nhé.
Thiết kế Top Down
- Định nghĩa về thiết kế Top Down
Thiết kế Top-Down hay còn được gọi là thiết kế từ trên xuống là phương pháp thiết kế mà ta sẽ tiến hành chia nhỏ chi tiết tổng hợp thành nhiều cụm nhỏ hơn sau đó ở mỗi cụm chi tiết ta tiến hành xây dựng một chi tiết cốt lõi sau đó phát triển các thành phần còn lại dựa trên chi tiết cốt lõi.
Thiết kế Top-Down
- Vai trò của các chi tiết cốt lõi trong thiết kế Top-Down
Đối với các chi tiết cốt lõi việc chia cụm phù hợp và chọn đúng chi tiết cốt lõi sẽ giúp bạn có thể tối ưu thời gian thiết kế nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn cho toàn bộ thời gian thiết kế. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sự liền mạch cho thiết kế của mình.
Chi tiết được thiết kế theo phương pháp Top-Down
- Ưu và nhược điểm của thiết kế Top Down
Đối với phương pháp thiết kế này đòi hỏi bạn phải có sự am hiểu nhất định về phần mềm cũng như hình dung được mối tương quan giữa các chi tiết từ đó vạch ra chiến lược phù hợp cho quá trình thiết kế của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn có thể nắm vững phương pháp thiết kế này thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ được mo hình của mình khi chúng có mối tương quan so với chi tiết cốt lõi từ đó ta có thể dễ dàng cập nhật khi có thay đổi về thiết kế của sản phẩm.
Thiết kế Bottom Up
- Định nghĩa về thiết kế Bottom Up
Thiết kế Bottom Up là phương pháp thiết kế mà chúng ta sẽ tiến hành thiết kế từng chi tiết thành phần sau đó lắp ghép chúng lại với nhau thành một chi tiết tổng thể. Đây là một phương án thiết kế truyền thống và đang được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Thiết kế Bottom-Up
- Vai trò của các chi tiết thành phần trong thiết kế Bottom Up
Mọi chi tiết thành phần đều có thể tác động đến mô hình tổng thể của bạn. Vì vậy bạn cần phải đảm bảo tính chính xác trong từng chi tiết thành phần thì bạn mới có thể đánh giá được mức độ tương quan của chúng trong chi tiết tổng thể.
- Ưu và nhược điểm của thiết kế Bottom Up
Như đã đề cập ở trên đây là một cách thức thiết kế truyền thống nên sẽ cực kì dễ tiếp cận đối với các kĩ sư mới. Các file thành phần đều là các chi tiết độc lập nên khi bạn có thay đổi các chi tiết thành phần thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến các chi tiết khác trong mô hình tổng thể.
Tuy nhiên nếu bạn có nhiều thay đổi trong thiết kế thì bạn sẽ gặp khó khăn khi đồng bộ chúng trong mô hình tổng thể thậm chí có thể làm bạn mất nhiều thời gian hơn trong việc chỉnh sửa.
Chi tiết được thiết kế theo phương pháp Bottom-Up
Thiết kế Top-Down và thiết kế Bottom-Up
Cả 2 hình thức thiết kế đều có những lợi thế và hạn chế riêng, tuỳ vào mức độ của dự án mà bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất từ đó mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho dự án của bạn. Với Bottom-Up sẽ phù hợp cho các dự án ở mức độ nhỏ và vừa, ngược lại Top-Down sẽ phù hợp hơn với các dự án có quy mô đồ sộ và đòi hỏi cao về tính tương quan giữa các chi tiết trong dự án.
Kết luận
Việc hiểu rõ được cả 2 phương án thiết kế này sẽ giúp bạn bắt đầu khởi tạo với một quyết định sáng suốt nhất cho dự án của mình nhằm tối ưu về thời gian, hiệu suất và tiến độ của dự án. Việc chọn lựa giữa Top-Down và Bottom-Up sẽ giúp bạn sớm định hướng được cho nhóm thiết kế của mình từ đó cùng nhau hoàn thiện dự án một cách hiệu quả nhất.
Nguồn : Autodesk
Để nhận ngay thông báo khi có tin tức mới từ OneCAD Vietnam, bạn có thể đăng ký nhận bảng tin thông qua email.
Đăng ký nhận bảng tin
Xem thêm: fusion design